Trang chủ : Nội dung Home
 

Danh mục

 

 

Chứng khoán

 
 

Liên kết website

 
 

Nội dung

 
Cảng Đồng Nai trung tâm kết nối logistics vùng và quốc tế Cập nhật 01-07-2024 09:46
VLR - Cảng Đồng Nai (PDN) được xác định là cảng biển loại 1 thuộc nhóm cảng biển số 4, là nhóm cảng biển lớn nhất Việt Nam và cũng là nhóm cảng biển quan trọng nhất, chiếm đến 43% tổng lượng hàng thông qua hệ thống cảng biển cả nước.

Từ những nỗ lực và thành tựu trong 35 năm hình thành và phát triển nêu trên, Công ty Cổ phần Cảng Đồng Nai đã vinh dự được giao trọng trách là đơn vị đăng cai tổ chức Hội nghị cảng biển Việt Nam thường niên năm 2023.

Cảng Đồng Nai gồm 2 khu vực cảng thương mại quốc tế: Cảng Long Bình Tân và Cảng Gò Dầu và là đầu mối giao thông quan trọng của khu vực tứ giác kinh tế trọng điểm phía Nam là TP. Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu. 

http://dongnai-port.com/Dost_AnhSuKien/2024/PDN-1.jpeg
Ngoài việc kinh doanh khai thác cảng biển phục vụ tàu quốc tế các tuyến nội Á (phân nhánh Cảng Gò Dầu, phân nhánh Cảng Long Bình Tân) đối với hàng tổng hợp với mức sản lượng thông qua hàng năm trên 7 triệu tấn đã đóng góp không nhỏ cho hoạt động khai thác cảng biển trong khu vực; Cảng Đồng Nai – phân nhánh Cảng Long Bình Tân còn đang dần dần khẳng định vị thế trọng yếu trong việc kết nối giao thương phục vụ xuất nhập khẩu hàng container đi các thị trường quốc tế của khu vực Đông Nam Bộ.

Với vị trí địa lý thuận tiện trong hệ sinh thái phức hợp giữa các cảng biển nước sâu và cảng nằm sâu trong nội địa, Cảng Đồng Nai là mắt xích quan trọng trong chuỗi hoạt động tập kết và trung chuyển hàng hóa; là trung tâm kết nối vùng và quốc tế về dịch vụ thương mại, logistics và công nghiệp công nghệ cao.

Hệ thống sông Thị Vải, sông Đồng Nai cho phép hàng hóa được vận chuyển đường sông từ cảng biển nước sâu cụm cảng Cái Mép của Bà Rịa - Vũng Tàu, cụm cảng TP. Hồ Chí Minh đến trung tâm trung chuyển là Cảng Đồng Nai (và ngược lại), từ đó tiếp tục kết nối quá trình nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa bằng đường bộ của các vùng nội địa Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Lâm Đồng, Bình Thuận, Lào, Campuchia... Để thực hiện quá trình vận tải đa phương thức này, PDN đã tổ chức đội sà lan trung chuyển trên 40 chiếc có sức chứa tối đa đến 256 TEUs/sà lan. Sản lượng vận chuyển này tăng trưởng hàng năm từ 10 -12%, đến năm 2022 đạt trên 600.000 TEUs. Điều này góp phần quan trọng trong việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng logistics, cắt giảm chi phí, thời gian vận chuyển đường bộ cho doanh nghiệp và quan trọng hơn nữa là cắt giảm khí thải oxide carbon vào môi trường cũng như áp lực của hệ thống vận chuyển đường bộ đã quá tải. 

Theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030 tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, dự kiến đến năm 2025 khu vực Cảng Cái Mép – Thị Vải sẽ có 13 bến khai thác hàng container với sản lượng hàng container thông qua khu vực Cái Mép đến năm 2025 dự báo đạt 11,5 triệu TEU và tổng diện tích thực tế có thể quy hoạch làm bãi chứa hàng container khoảng 140 ha với sức chứa vào khoảng 8,5 triệu TEU/năm. Như vậy cho thấy dung lượng bãi khai thác hàng container khu vực Cảng Cái Mép là chưa tương xứng với nhu cầu, cần phải có hệ thống bãi nằm sâu trong đất liền như Cảng Đồng Nai, Bình Dương, cụm cảng TP. Hồ Chí Minh... để thực hiện nhiệm vụ tập kết và trung chuyển hàng hóa.

Vào tháng 10/2022, Tổng cục Hải quan đã chấp thuận hàng hóa quá cảnh thay đổi phương thức vận chuyển, phương tiện vận tải tại PDN, tạo điều kiện vận dụng được nguồn hàng hóa vận chuyển quá cảnh từ Campuchia đi các cảng khu vực Cái Mép để xuất tàu. Đồng thời, việc chuyển đổi mô hình quản lý Hải quan Đồng Nai, thành lập Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Đồng Nai đã tạo điều kiện thuận lợi khai thác thêm nhiều mặt hàng thông qua cảng.

Thêm vào đó, hệ thống máy soi chiếu container cũng đã được Cục Hải quan Đồng Nai đưa vào vận hành tại Cảng từ tháng 11/2022, góp phần tạo thuận lợi cho khách hàng trong việc kiểm tra và thông quan hàng hóa cũng như nâng cao vai trò cảng cửa khẩu của 02 khu vực Cảng Gò Dầu và Cảng Long Bình Tân. Đặc biệt, khi đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đường Vành đai 3 - TP.HCM đến sân bay Long Thành đi vào hoạt động, PDN sẽ là trung tâm kết nối vùng và quốc tế về dịch vụ thương mại, logistics và công nghiệp công nghệ cao. Từ đó phục vụ tối ưu nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và các khu vực lân cận. 

http://dongnai-port.com/Dost_AnhSuKien/2024/PDN-2.jpeg
Thực hiện cam kết phát triển kinh doanh đồng hành với bảo vệ môi trường theo định hướng xây dụng thương hiệu “xanh”, từ tháng 10/2020 Cảng Đồng Nai đã đưa vào vận hành thương mại hệ thống điện mặt trời mái nhà với 15.000 m2 tấm pin mặt trời, tổng công suất 1MWp đã giúp Cảng phát lên hệ thống điện lưới quốc gia hơn 150.000 KWh/tháng

Năm 2022 doanh thu của PDN đạt 1.084 tỷ VNĐ, tăng 15,34% so với kế hoạch; lợi nhuận sau thuế đạt 234,193 tỷ VNĐ tăng 39% so với kế hoạch đề ra năm 2022. 8 tháng đầu năm 2023, doanh thu toàn Cảng ước thực hiện 733 tỷ VNĐ.

Hai năm tới (2023 – 2025), PDN tiếp tục định hướng mở rộng bến bãi, đầu tư trang thiết bị xếp dỡ, cơ sở hạ tầng kho bãi, trong đó:

+ Tại khu vực Cảng Long Bình Tân sẽ đầu tư thêm cầu tàu chuyên dụng làm hàng container, nâng tổng chiều dài cầu tàu lên 460m; Mở rộng diện tích bãi, nâng tổng diện tích bãi lên 25,6 hecta; Đầu tư thêm 10.000m2 kho khai thác hàng KNQ và CFS, nâng tổng diện tích kho lên 33.000 m2.

+ Tại Cảng Gò Dầu sẽ đầu tư 02 cầu cảng với tổng chiều dài 415m tiếp nhận tàu có trọng tải 30.000 DWT; Mở rộng diện tích bãi thêm 9 ha.

Song song đó, Cảng Đồng Nai luôn chú trọng công nghệ và chuyển đổi số trong giao dịch vận hành và khai thác. Từ đó hướng tới mục tiêu tự động hóa hoàn toàn các nghiệp vụ cảng biển, nâng cao năng suất, tăng hiệu quả, bắt kịp xu hướng logistics hiện đại và phát triển bền vững.

Theo VLR



Các tin đã đăng ngày
Select a date from the calendar.
 

Thông báo

 
 

các hãng tàu

 
 

công ty liên kết

 
 

CÁC CÔNG TY THÀNH VIÊN CỦA TỔNG CÔNG TY SONADEZI

 
Lên đầu trang
ĐĂNG NHẬP